Trong các phương pháp trồng răng giả hiện này, hàm giả tháo lắp và trồng răng implant luôn được đặt lên “bàn cân” so sánh để giúp bệnh nhân có sự lựa chọn, giải pháp khắc phục phù hợp. Vì vậy, với bài viết hôm nay chúng ta cùng so sánh đặc điểm hàm giả tháo lắp và trồng răng implant này nhé!
Đặc điểm hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là một tổ hợp bao gồm những chiếc răng giả được đúc bằng nhựa, hay bằng sứ, ép chặt lên trên một nền nhựa có màu sắc và hình dạng giống như nướu răng thật.
Hàm giả tháo lắp có 2 loại: toàn phần và bán phần. Hàm tháo lắp có thể chỉ có nền nhựa hoặc có thêm móc kim loại để giữ chặt vào hàm răng.
Ưu điểm:
Trồng răng giả làm bằng hàm tháo lắp thường được người già ưa chuộng hơn vì có một số ưu điểm như sau:
- Tiết kiệm chi phí: răng tháo lắp có chi phí thấp nhất trong các phương pháp trồng răng hiện nay nên có phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều người
- Tính thẩm mỹ tốt: với phần nướu và răng giả có màu sắc và gần giống với nướu và răng thật
- Chức năng ăn nhai được phục hồi: Bệnh nhân có thể ăn nhai khá thoải mái khi sử dụng răng tháo lắp, lực nhai cũng được dàn trải đều trên cung hàm
Khuyết điểm:
Vì là phương pháp cổ điển nhất nên trồng răng tháo lắp vẫn còn tồn tại nhiều khuyết điểm:
- Sức nhai của hàm giả không thể tốt như răng thật, bệnh nhân phải kiêng khem một số thức ăn cứng, dai dẻo…
- Bệnh nhân mang hàm giả phải tháo ra vệ sinh thường xuyên
- Khi ăn nhai nhiều, khung hàm giả có thể cấn vào nướu gây đau nướu. Thậm chí với hàm giả bằng nhựa thông thường có thể nếu để lâu dài sẽ gây tổn thương nướu nghiêm trọng
- Hàm giả tháo lắp dễ rơi, vỡ, biến dạng nếu bệnh nhân không biết cách bảo quản tốt
- Một số hàm giả tháo lắp bán phần có thể các móc kim loại sẽ bị “lộ liễu” ra ngoài, gây mất thẩm mỹ cho toàn hàm
- Do không có khả năng ngăn chặn tình trạng tiêu xương nên hàm giả tháo lắp sau khoảng một thời gian sử dụng cần phải làm lại hàm khác